Cách dạy con giáo dục trẻ phương pháp tư duy thông minh của người Nhật

Thứ ba - 06/02/2018 13:48
Cách dạy con giáo dục trẻ phương pháp tư duy thông minh của người NhậtBa mẹ phải luôn luôn tạo điều kiện cho trẻ được tư duy, được tiếp cận với những vấn đề “cận động não”. Trí não nếu không hoạt động sẽ khô cứng như “một cố máy không được dầu bôi trơn”.

Cách dạy con giáo dục trẻ phương pháp tư duy thông minh của người Nhật

 

Ba mẹ phải luôn luôn tạo điều kiện cho trẻ được tư duy, được tiếp cận với những vấn đề “cận động não”. Trí não nếu không hoạt động sẽ khô cứng như “một cố máy không được dầu bôi trơn”.

Theo kết quả nghiên cứu tình hình phát triển trí lực của trẻ em từ giai đoạn đầu đến trưởng thành của một nhà tâm lý học người Mỹ, chúng ta được biết sự phát triển trí lực của trẻ từ 0 đến 4 tuổi mang tính chất quyết định nhất đối với cả thời kỳ phát triển trí lực đến năm 18 tuổi. Điều này có nghĩa là chất lượng phát triển trí lực tăng mạnh trong giai đoạn từ 0 đến 4 tuổi, sau đó duy trì tốc độ phát triển tăng dần đến đỉnh điểm ở tuổi 18.

Trước hết, bố mẹ cần giúp trẻ nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tư duy, hay nói cách khác cho trẻ dễ hiểu là dạy cho bé hiểu tầm quan trọng của suy nghĩ, việc “tự động não”. Thay vì ép buộc trẻ học chữ, bố mẹ hãy đặt cho trẻ những mục tiêu cụ thểm chẳng hạn, khi biết chữ, con có thể tự đọc truyện, tự xem các tên chương trình trên truyền hình… Trẻ chỉ thực hiện công việc khi đã thực sự nhận thức được mục tiêu của việc cần làm.

Đối với con trẻ, những hoàn cảnh khó khăn là cơ hội rèn luyện tư duy tuyệt vời.

Lời khuyên này không có ý nghĩa đặt bố mẹ trở thành những “nhân vật bàng quan” với mọi hoạt động của con cái. Điều các ông bố bà mẹ cần ghi nhớ nhất là chỉ giúp đỡ con trẻ khi thực sự cần thiết. Chẳng hạn, trẻ bị ngã khi đang đi, các bà mẹ ở Mỹ hoặc Châu Âu chỉ lên tiếng động viện, khuyến khịc trẻ đứng dậy, sau đó im lặng nhìn bọn trẻ tự đứng dậy. Giáo sư Hirakv nhận xét, trong những trường hợp như thế, bố mẹ sẽ phạm sai lầm nếu lập tức chạy lại và đỡ con mình đứng dậy!

Theo phương pháp của Tiến sĩ Edeward, quá trình dạy trẻ nắm bắt tên gọi của các đồ vật có thể bao gồm ba giai đoạn.
Chẳng hạn, ban đầu đưa cho trẻ xem mấy loại bút như bút máy, bút bi và bút chì, chúng ta chỉ vào chiếc bút máy và nói với trẻ:
“Đây là bút máy”. Bước tiếp theo, chúng ta đặt trước mặt trẻ cả ba loại bút và đặt câu hỏi: “Đâu là bút máy?” và để trẻ tự nhặt ra đúng chiếc bút máy. Bước cuối cùng là cầm bút máy lên và hỏi trẻ: “Đây là cái gì?”. Với việc đưa ra các dẫn dắt theo thứ tự “đây là…”, ” cái nào là…”, ” Cái này là gì” như trên được gọi là phương pháp rèn luyện năng lực tư duy “ba giai đoạn” đối với trẻ em.

Một số người có hỏi Giáo sư Hirakv về vấn đề đến lứa tuổi nào thì có thể dạy trẻ học chữ và làm toán. Họ thắc mắc với ông như sau: “Chúng tôi thấy đứa trẻ bên hàng xóm mới bốn tuổi đã có thể nhớ được mặt chữ cái, thé mà không hiểu sao con tôi cũng bằng tuổi ấy mà không được như thế? Liệu có phải trí tuệ của con tôi có năng lực thấp hay không?”. Nghe những thắc mắc này, Giáo sư Hirakv chợt nhận ra rằng rất nhiều ông bố bà mẹ cũng không thật hiểu biết về con cái mình.

Tốc độ phát triển trí tuệ của mỗi em nhỏ không hoàn toàn giống nhau. Có em bé độ hơn một tuổi nhưng nói năng khá trôi chảy, trong khi em nhỏ khác đến năm tuổi vãn chưa nói được rành rọt, có em có khả năng tư duy ngôn ngữ rất tốt, có thể hùng biện rất tốt trước đám đông, có em thì luôn xấu hổ ở những nơi đông người. Sự khác biệt này là do tốc độ phát triển năng lực nói nhanh hay chậm ở từng em nhỏ. Như vậy, trong việc giáo dục trẻ em, điều đáng chú ý ban đầu là vấn đề tốc độ phát triển của các năng lực (không phải ở vấn đề trí tuệ của mỗi đứa trẻ có phẩm chất thông minh hay không) Đối với con nhỏ, bố mẹ nên hiểu rằng không có cái gọi là “sự thích hợp về thời gian” bắt đầu dạy cho con cái học hành một kiến thức nào đó. Điều quan trọng là trẻ có hứng thú hay không với kiến thức được học. Khi trẻ yêu thích và hứng thú, đó là lúc bắt đầu tốt nhất của sự học tập. Bạn có thể lựa chọn cách dạy con giáo dục trẻ phương pháp tư duy thông minh của người Nhậtcó nhiều phương pháp để thúc đẩy tư duy thông minh của trẻ nhưng phương pháp dạy học và dạy tư duy cho trẻ của người Nhật đã được các nước có nền giáo dục phát triển công nhận và bạn có lý do nào không lựa chọn?

Rất mong quý phụ huynh của trường mầm non Hoa Mai đọc kĩ nội dung bài viết và phối hợp tốt với nhà trường giáo dục bé theo phương pháp này để đạt hiệu quả cao hơn.

Nguồn tin: Kim Liên - Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập42
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm41
  • Hôm nay1,759
  • Tháng hiện tại29,355
  • Tổng lượt truy cập3,139,145
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây