1. Chào tất cả mọi người con gặp
Ngay từ khi con còn thơ ấu, cha mẹ hãy làm thế nào để con luôn mạnh dạn chào đón tất cả mọi người không chỉ là khi khách đến nhà mà thậm chí là ngay cả khi con gặp một ai đó ở cửa hàng tạp hóa. Hãy dạy con mỉm cười thân thiện với tất cả những người con gặp. Chắc chắn điều đó sẽ không chỉ khiến bạn hạnh phúc mà còn làm cho những người xung quanh cũng cảm thấy thật dễ chịu khi gặp một đứa bé ngoan. Chào tất cả mọi người con gặp
2. Trả lời điện thoại một cách lịch sự
Để dạy con làm được điều này, có thể các bậc cha mẹ sẽ phải mất một khoảng thời gian dài tùy thuộc vào khả năng, sở thích cũng như phương pháp mà bố mẹ áp dụng dạy dỗ đối với con. Hãy dạy cho con kỹ năng và thành lập thói quen khi con trả lời điện thoại. Tuyệt đối đừng để trẻ nói trống không và lối hỏi đáp “nhát gừng”. Bố mẹ có thể dạy con một vài câu nói cơ bản như: “Xin lỗi! Cháu có thể biết ai ở đầu dây bên kia không ạ?” hoặc: “Cháu rất tiếc! Hiện tại mẹ cháu không có ở nhà. Cô có muốn để lại lời nhắn nào đó cho mẹ cháu không ạ?”…
3. Không chơi trò đánh trống trên bát đĩa
Đây không chỉ là thói quen xấu mà đó còn là một trong những hành vi khiếm nhã bên bàn ăn, nhất là khi gia đình bạn có khách. Do đó thay vì để con tự tiện cầm đũa, thìa gõ vào bát đĩa, cha mẹ hãy tạo cho con tư thế ngồi ăn nghiêm chỉnh, lịch sự, không gào thét khi chưa có món ăn… Những điều cơ bản đó sẽ giúp con hình thành thói quen và phong thái định đạc, ứng xử điềm tĩnh trong suốt cuộc sống của trẻ về sau này.
4. Dạy con nói “Làm ơn – Xin lỗi”.
Nhiều bậc phụ huynh thường nghĩ rằng việc con còn quá nhỏ nên không cần phải quá nghiêm khắc với con, chờ đến khi con lớn hơn thì có thể dạy con cũng được. Đó là một trong những quan điểm nuôi dạy con sai lầm. Bởi vì bao giờ việc nuôi dạy con từ khi còn nhỏ cũng dễ dàng và hữu ích hơn rất nhiều, trẻ sẽ tiếp thu và hình thành thói quen theo sự uốn nắn của trẻ khi tâm sinh lý còn đơn giản. Do đó hãy dạy con ứng xử với mọi người một cách lịch sự. Khi con làm gián đoạn cuộc trò chuyện của một ai đó hoặc làm phiền, cần sự giúp đỡ của người khác hãy dạy con nói “Làm ơn – Xin lỗi”.
5. Không đánh nhau với những đứa trẻ khác
Đây có thể là một nhiệm vụ không dễ dàng gì cho các bậc cha mẹ bởi không phải lúc nào bạn cũng có thể ở bên cạnh, quản lý và giúp con kiểm soát cơn giận dữ. Nhưng việc giáo dục con là điều cần thiết và hãy dạy con bất cứ lúc nào cho đến khi con nhận thức rõ ràng được điều đó. Hãy nói với con rằng việc đánh bạn sẽ biến con thành người thua cuộc, đấy là hành vi xấu. Đó sẽ là cách thức bố mẹ tiến tới định hình tính cách cũng như giúp trẻ có thể tự kiềm chế được mình trong tương lai.
CHÚC QUÝ PHỤ HUYNH DẠY CHÁU THÀNH CÔNG.
Tác giả: MGHM.KL (sưu tầm)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành : 11/03/2024