16 biện pháp xử lý trẻ nói dối hiệu quả

Thứ ba - 07/05/2019 14:30
Khi trẻ nói dối chúng ta nên bình tĩnh, tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân và giải quyết cho thật tốt.
16 biện pháp xử lý trẻ nói dối hiệu quả
    16 biện pháp xử lý trẻ nói dối hiệu quả
 1.Hãy bình tĩnh
Dù không ai khuyến khích việc nói dối nhưng cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là bỏ qua cho bé. Bạn có thể thất vọng với những câu chuyện bịa của bé nhưng nên nhớ rằng nói dối là bằng chứng của việc bé đang học điều tốt từ cái xấu, lương tâm bé cũng đang phát triển và bé càng ngày càng hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa thực tế và tưởng tượng. Cuối cùng là nếu bé không nghĩ rằng mình mắc lỗi thì tại sao bé lại phải bận tâm để che giấu.
2. Cố gắng tìm lý do bé nói dối
Ví dụ như: thích bịa đủ thứ chuyện khác nhau thì có thể bé muốn thoả mãn một nhu cầu rất bình thường của con người, đó là: cảm thấy mình quan trọng và được đánh giá cao. Trong trường hợp đó, chúng ta có thể ngăn chặn việc nói dối bằng cách khen tặng bé bất cứ khi nào bé nỗ lực làm tốt công việc nào đó.
3. Không buộc tội
Giảm bớt lời trách mắng sẽ khuyến khích sự thú nhận, chứ không phải sự chối tội. Chúng ta có thể nói: Mẹ tự hỏi làm thế nào mà những cây nến lại vương vãi khắp phòng khách thế này? Ước gì có ai giúp mẹ nhặt hết nến lên nhỉ?
4. Hãy tỏ ra thông cảm
 Nếu bé lén lấy trộm một thanh kẹo và chối rằng mình không ăn nó (trong khi miệng vẫn còn nhoe nhoét sô cô la) thì không hẳn bé là đứa trẻ xấu xa, đơn giản là bé đang tìm cách chối loanh quanh. Tại vì không phải tất cả những gì bé thích đều thuộc về bé. Chúng ta có thể nói:” Mẹ cam đoan rằng con rất thèm ăn thanh kẹo đó. Cho nên khi ăn rồi, con mới nhận ra mình gặp rắc rối và phải nói dối.” Từ đó trở đi, bé sẽ hiểu rằng bé cần hỏi xin thứ mình muốn trước khi tự mình lấy nó, và nói thật bao giờ cũng đỡ rắc rối hơn nói dối. Nếu chúng ta nổi giận và làm cho bé sợ hãi vì lỗi lầm vượt giới hạn của bé, thì bé khó mà tiếp thu được những lời bạn giáo dục, và bé cũng sẽ học cách chùi mép kỹ sau mỗi lần ăn vụng.
5. Đưa ra những hình phạt nhẹ nhàng
Nếu bé nói dối với mục đích thoát được sự trừng phạt thì điều quan trọng là chúng ta nên đưa ra những hình phạt nhẹ nhàng, tránh thô bạo.
Ví dụ như: cấm xem TV ngày hôm sau nếu bé nói dối để được xem tiếp một chương trình nữa. Bằng cách này bé sẽ nhận ra rằng “Vải thưa khó mà che mắt thánh” và lần sau không dám làm như thế nữa.
6. Giải thích tại sao sự chân thật là quan trọng
Trẻ có thể nói dối rằng: Con biết nói dối là xấu nhưng chưa chắc bé đã thực sự hiểu giá trị đạo đức đối với tính không thật thà. Chúng ta có thể giúp trẻ hiểu bằng cách kể câu chuyện ngụ ngôn “Cậu bé chăn cừu và con sói” của La Fontaine, giải thích với bé sự quan trọng của lòng tin và cho bé biêt rằng nói dối có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Một cuốn sách hay cũng về chủ đề này nhưng kết thúc có hậu là “Sam, Bangs, and Moonshine”, của tác giả Evaline Ness.
7. Tỏ thái độ tích cực chứ đừng trừng phạt
Nếu chúng ta mong muốn con mình nói thật khi bé mắc lỗi thì đừng đáp lại sự chân thật của bé bằng cách trút cơn giận lên đầu bé. Nếu chúng ta xử sự như vậy thì lần sau bé có dám nói thật lỗi lầm của mình nữa không?
Ở lứa tuổi này, một sự trừng phạt thô bạo vì nói dối sẽ khó đem lại kết quả như mong đợi: Đứa trẻ bị trừng phạt nặng nề với lỗi nhỏ sẽ dẫn đến sự cực đoan, trở thành người cực kỳ nghiêm khắc hoặc kẻ nổi loạn tý hon. Bạn không mong muốn điều đó xảy ra, đúng không?
Vậy thì thay vào đó, chúng ta hãy khen trẻ khi bé nói thật. Sự động viên tích cực thì có tác dụng hơn nhiều sự trừng phạt để khuyến khích trẻ cố gắng trung thực.
8. Cam đoan với bé là chúng ta vẫn luôn yêu bé cho dù bé có mắc lỗi gì đi nữa.
Khi chẳng may bé làm vỡ cái đèn ngủ của bạn, bé có thể phủ nhận vì sợ rằng bạn sẽ không yêu bé nữa. Hãy giải thích rằng Bố và Mẹ (mọi người) vẫn luôn yêu con mặc dù bé đã làm một việc mà chúng ta không muốn.
9. Xây dựng lòng tin

Cho bé thấy rằng chúng ta vẫn luôn tin bé và chúng ta cũng đáng được bé tin cậy. Nếu bé phải tiêm chủng trong lần khám định kỳ sắp tới thì đừng dối bé rằng nó sẽ không đau. Hãy cố gắng giữ đúng lời hứa của mình, khi không thể làm vậy, bạn hãy xin lỗi vì đã thất hứa.
10. Nói cho bé biết bạn mong đợi gì ở bé
Đưa ra các tình huống khác nhau để dạy bé những cách ứng xử phù hợp. Ví dụ, thiết lập những giới hạn bằng cách nói cho bé biết rằng, trước khi lấy một chiếc bánh trên đĩa người khác thì cần phải hỏi xem có được phép hay không. Vạch rõ những giới hạn là một trong những cách tích cực nhất mà bạn có thể làm cho bé. Thậm chí là bé có thể tự đánh giá mình và cách cư xử của mình có phù hợp hay không. Một đứa trẻ hiểu những giới hạn có lợi cho mình sẽ trở thành người lớn biết tôn trọng những giới hạn đó.
11. Không dò hỏi
Chúng ta không nên đặt ra những câu hỏi để xác định liệu con có nói dối hay không. Khi miệng con bạn dính socola còn chiếc bánh của bạn trong tủ đã biến mất, bạn không nên hỏi bé “Con đã ăn chiếc bánh mẹ để trong tủ phải không?” Nếu bạn hỏi vậy, bạn sẽ nhận được câu trả lời “Không” của bé. Thay vì vậy, bạn có thể nói với bé “Mẹ rất thất vọng vì con đã ăn chiếc bánh dùng để tráng miệng.” Nếu con bạn nói “Không, con có ăn đâu.”, bạn đừng đưa ra một tá các câu hỏi khác, mà chỉ cần nói đơn giản với con rằng “Chiếc bánh mẹ để trong tủ đã không còn, và socola vẫn còn trên miệng con. Con có thể vào phòng con một lúc và quay lại đây nói chuyện với mẹ khi con đã sẵn sàng nói chuyện với mẹ về việc đó.”
12. Dành thời gian để tìm ra giải pháp
Chúng ta nên tập trung vào việc tìm ra một giải pháp thay vì làm cho bé cảm thấy xấu hổ và tội lỗi, bởi nếu bạn làm bé xấu hổ khi phát hiện chính xác bé đã làm hỏng việc, lần sau bé sẽ tiếp tục không dũng cảm nói với bạn sự thật. Bạn có thể nói với bé “Thật đáng tiếc vì chiếc đèn đã bị vỡ. Giờ đây chúng ta sẽ làm gì với những mảnh đèn đây?” Bạn sẽ giúp bé biết cách sửa chữa khi bé gặp sai lầm.
13. Thẳng thắn và trung thực
Nếu chúng ta không dám đảm bảo rằng con trẻ có nói dối mình hay không, bạn có thể thẳng thắn nói với con “Hình như con không tin bố/mẹ.”
14. Không chỉ trích bé
Nếu bé nói với bạn sự thật, bạn đừng chỉ trích bé. Bạn có thể cảm ơn bé vì bé đã nói với bạn và tập trung vào việc tìm ra một giải pháp để giải quyết vấn đề hoặc đưa ra một hậu quả cần thiết đối với việc bé đã làm mà không nổi giận. Bạn không nên phạm sai lầm bằng cách nói với bé “Nếu con nói với mẹ sự thật, mẹ sẽ không phạt con”. Thay vì vậy, bạn có thể nói “Nếu con nói dối, con sẽ gặp phải vấn đề rắc rối lớn!” Điều đó sẽ khuyến khích bé nói thật.
15. Thể hiện rõ ràng các mong đợi của bạn
Trẻ đôi khi nói dối bởi vì trẻ nghĩ rằng chúng không đáp ứng các mong đợi của bạn và chúng nghĩ rằng nói dối sẽ tốt hơn là cảm giác mình là người thất bại. Bạn có thể xem xét lại cách bạn phản ứng với những sai lầm của trẻ và nói rõ những mong đợi thực tế của bạn.
16. Noi gương
Khi con bạn nghe thấy bạn nói những lời nói dối tưởng chừng như vô bổ, bạn đã dạy bé một điều gì đó về sự trung thực. Đó có thể là khi bạn yêu cầu bé trả lời điện thoại nói rằng bạn không có nhà. Giảm bớt tuổi của con để được mua vé chơi công viên rẻ hơn,… Với tất cả những lời nói dối đó, bé cũng sẽ biết nói dối bạn.
Nếu trẻ thường xuyên nói dối hoặc nói dối những việc quan trọng, và bé vẫn khăng khăng tiếp tục nói dối khi bạn phát hiện ra sự thật, bạn có thể tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ nhi khoa, các tư vấn viên hoặc bạn bè để có thể tìm người giúp đỡ trực tiếp bạn và bé.
                                                                           

 

Tác giả: Kim Anh( sưu tầm)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thực đơn
Bữa sáng:

- Nui thịt bằm 
- Sữa Oracare Grow Plus

Bữa trưa:

- Mặn:Thịt kho thơm
- Canh: Canh dưa hường tôm thịt
- Rau: khoai tây bí đỏ luộc 

Bữa xế:

Dưa hấu

Bữa chiều:

Bún riêu cua (bún, cua đồng, cà chua, giá , rau muống, huyết, đậu hủ, quế, ngò gai)

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập500
  • Hôm nay1,701
  • Tháng hiện tại8,180
  • Tổng lượt truy cập3,074,302
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây