Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm, do một loại siêu vi gây ra. Biểu hiện của bệnh là sốt và sưng, đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt. Bệnh thường phát triển thành dịch ở những tập thể đông đúc như nhà trẻ, trường học.Thời điểm giáp Tết, trời chuyển lạnh là lúc trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, trong đó có quai bị. Trường mẫu giáo Hoa Mai rất mong quý phụ huynh phối hợp tốt với nhà trường để phòng chống và điều trị bệnh cho cháu đúng cách.
1.Đường lây truyền:
Quai bị do vi rút gây nên, rất dễ lây qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Thời gian lây là từ 6 ngày trước khi toàn phát và đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý. 2.Triệu chứng:
Bệnh nhân thấy khó chịu từ 1 - 2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện.
Sốt cao (39 – 400C) trong 3 - 4 ngày, chảy nước bọt, sưng vùng mang tai, Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là má sưng to, có thể sưng một bên mặt rồi lan sang bên kia hoặc sưng hai bên cùng một lúc.
Các biến chứng như: Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy, tổn thương thần kinh.
Bệnh quai bị có thể tự điều trị tại nhà, nhưng với trường hợp bé sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to (bé trai) thì cần phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện 3.Phòng bệnh
Bệnh quai bị chỉ có thể phòng ngừa bằng việc tiêm vắc xin Quai bị. Có thể tiêm cho trẻ em trên 1 tuổi, đặc biệt là thanh thiếu niên trước tuổi dậy thì.
Trẻ bệnh phải nên cho nghỉ học đến 9 ngày sau khi có sưng tuyến mang tai. Cần nghỉ ngơi hợp lý, chăm sóc răng miệng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Để phòng chống lây nhiễm bệnh trong cộng đồng và ngăn chặn bùng phát thành dịch, cần cho bệnh nhân ở nhà, hạn chế tiếp xúc với người thân, nếu có tiếp xúc nên đeo khẩu trang.