Theo các bác sỹ, nhiều trẻ đến khám có biểu hiện sốt do say nóng. Trẻ đang khỏe mạnh nhưng ở trong điều kiện không thuận lợi (nhà chật hẹp không có điều hòa, nhà mái tôn nóng bức, chạy nhảy chơi đùa ở môi trường nắng nóng…). Những trẻ này khi đến viện chỉ có duy nhất biểu hiện của sốt nên thường chỉ cần cách ly khỏi môi trường nắng nóng là hết sốt.
Bên cạnh đó cũng có nhóm trẻ bị các bệnh lý viêm đường hô hấp, ho, viêm phổi vì nhiễm lạnh do trẻ chơi đùa ra nhiều mồ hơi ướt sũng mà người lớn không để ý thay đồ cho trẻ. Mồ hôi ra liên tiếp, ướt áo, ngấm lại vào cơ thể. Có nhiều trẻ đang chơi nóng quá mồ hôi mồ kê nhễ nhại ra đứng ngay trước quạt… do bị mất nhiệt nhanh, làm cơ thể bị nhiễm lạnh gây ho, sốt. Trẻ cũng có thể cảm lạnh do cha mẹ cho trẻ ngủ ở phòng điều hòa để nhiệt độ quá thấp, sử dụng quạt thốc thẳng vào mặt. Nhiều cha mẹ lại sai lầm cho trẻ tắm mát ngay khi vừa chạy nhảy, vận động, khi tắm cho trẻ ngâm mình dưới nước thời gian lâu rất dễ bị cảm lạnh.
Mùa hè cần cho trẻ uống đủ nước
Nguyên nhân trẻ sốt khi nắng nóng, ngoài yếu tố nền nhiệt môi trường quá nóng thì có nguyên nhân lớn do trẻ bị mất nước, không được bù nước đúng cách.
Nhiều người quan niệm, mất nước chỉ xảy ra khi người bệnh bị đi ngoài, nôn. Nhưng thực tế, đi dưới cái nắng hầm hập trên 40 độ C ngoài đường, lượng nước trong cơ thể bị “bốc hơi” nhanh qua mồ hôi. Lúc này, nước “bốc hơi” không còn là nước nữa mà kèm theo đó là muối, chất khoáng gây tình trạng mất nước cho cơ thể. Mồ hôi ra càng nhiều thì cơ thể càng dễ bị mất nước. Khi đó, cơ thể sẽ mệt mỏi, choáng, dễ gây sốt, trong nhiều trường hợp mất nước nặng khi đi ngoài nắng khiến dễ bị say nắng, gây nhức đầu, khó thở… Tình trạng mất nước đáng ngại nhất là ở trẻ nhỏ và người già.
Ở trẻ nhỏ không chỉ chịu tác động của nền nhiệt cao, mà trẻ em là đối tượng rất hiếu động, đùa nghịch, chạy nhảy nên lượng mồ hôi ra nhiều hơn rất nhiều người lớn. Không hiếm gặp những em bé vừa thay áo, chạy 5 – 10 phút thì đầu tóc lại ướt dòng dòng, mồ hôi thấm đẫm lưng áo. Nếu không được bù nước đúng cách trẻ rất dễ bị tăng thân nhiệt, sốt vì mất nước. Nhiều trẻ, ngày đùa đó, đêm lại sốt đùng đùng, sáng mai lại hạ sốt bình, thường , đó chính là hiện tượng sốt do mất nước. Mất nước ở trẻ em dễ gây sốt do cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện, khả năng điều nhiệt kém, nên gặp thời tiết nắng, nóng gay gắt, mất nước nhiều trẻ dễ bị sốt hơn người lớn. Nhu cầu nước của trẻ tính theo tuổi và cân nặng : < 1 tuổi : 150ml/kg/ngày. 1- 5tuổi : 100ml/kg/ngày. 6-10 tuổi : 70ml/kg/ngày. 11-18 tuổi : 40- 50ml/kg/ngày( kể cả luợng nước trong thực phẩm )
Sốt và các loại bệnh khác cũng làm tăng nhu cầu nước của trẻ , khi thân nhiệt tăng trên 37 độ C, nhu cầu nước tăng thêm khoảng 10%. Khi thở nhanh, ra nhiều mồ hôi thì nhu cầu nước tăng . Vì thế trong những ngày hè, thời tiết nóng nực, trẻ chạy nhảy, vận động nhiều sẽ ra nhiều mồ hôi, vì vậy các bà mẹ và ngưòi chăm sóc bé cần chú ý cho trẻ uống nước thưòng xuyên
Đề phòng nắng nóng trong mùa hè:
Để chống nắng nóng mùa hè ngoài việc ở môi trường thoáng, đội mũ che chắn kĩ khi ra ngoài thì việc bù nước là vô cùng quan trọng. Khi đi chơi, đi học trong mùa hè mùa nắng nóng luôn nhớ phải mang theo nước, cho trẻ uống nước thường xuyên ( trẻ bé), trẻ lớn nhắc trẻ uống nước đừng để trẻ mải chơi, đến khi khát nước quá mới uống nước “ừng ực” sẽ không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất là uống nước từ từ, từng ngụm nhỏ, uống thường xuyên kể cả khi cảm thấy không khát.
Thời tiết nắng nóng, để tăng sức đề kháng nên quan tâm tới chế độ ăn uống , nên cho trẻ uống thêm sữa, sữa chua, sữa đậu nành, tăng cường thêm ăn rau xanh, hoa quả chín, uống nước hoa quả tưoi ( cam, chanh, bưởi) để tăng vitamin và các khoáng chất, nhất là vitamin C. Do nắng nóng nên trẻ thường ăn ít, chán ăn vì thế nên chế biến thức ăn hợp khẩu vị, ăn nhiều bữa, tăng thêm các bữa phụ ( cháo, súp, sữa…)
Khi trẻ bị sốt, để trẻ nằm nơi thoáng mát, nới rộng và cởi bớt quần áo cho trẻ. Dùng khăn nhúng vào nước mát hoặc hơi ấm lau nhẹ khắp ngừoi trẻ , đặc biệt là nách, bẹn, trán, cần lau nhiều lần cho đến khi nhiệt độ cơ thể hạ. Khi trẻ sốt cao > 39 độ C có thể cho uống thuốc hạ nhiệt với liều 10- 15 mg/ kg trọng luợng cơ thể ( uống 4- 6 giờ / lần). Theo dõi nếu trẻ có những biểu hiện vẫn sốt cao, nhiệt không giảm, mệt, li bì, bỏ ăn, nôn, khó thở… cần đưa trẻ đi khám.
Tác giả: MGHM.KL (sưu tầm)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
- Nui thịt bằm
- Sữa Oracare Grow Plus
- Mặn:Thịt kho thơm
- Canh: Canh dưa hường tôm thịt
- Rau: khoai tây bí đỏ luộc
Dưa hấu
Bữa chiều:Bún riêu cua (bún, cua đồng, cà chua, giá , rau muống, huyết, đậu hủ, quế, ngò gai)
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành : 11/03/2024