Thời tiết nắng nóng nên cho trẻ uống nhiều nước.
1. Chú ý đến chế dinh dưỡng của trẻ
Trong mùa nóng, các bậc cha mẹ cần đảm bảo chế độ ăn uống vệ sinh, đủ dinh dưỡng cho trẻ. Cho trẻ ăn chín, uống sôi, uống đủ nước, sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, vệ sinh khi pha chế sữa cho bé, khi chế biến thực phẩm, tuyệt đối không được cho trẻ ăn thức ăn đã bị ôi thiu, rau sống, các loại hoa quả xanh.
2. Chăm sóc trẻ cẩn thận
Hàng ngày, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân, đeo khẩu cho trẻ trang mỗi khi ra đường, nhỏ mắt, nhỏ mũi cho trẻ 3 lần/ngày bằng dung dịch natri clorit 0,9% để làm sạch mũi, mắt.
3. Không để trẻ chơi dưới trời nắng
Mỗi khi cần đi ra nắng hoặc đi học phải cho trẻ đội mũ, nón rộng vành, hoặc cho trẻ mặc thêm áo chống nắng, lưu ý lúc trẻ ở nhà hay ở trường cũng phải cho trẻ uống đủ nước. Nếu thời tiết quá nóng thì tốt nhất nên cho trẻ chơi ở trong nhà.
4. Khi dùng điều hòa
Nếu nhà bạn có điều hòa thì nên đặt ở mức nhiệt từ 26-280C. Các bậc phụ huynh cần chú ý, để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà, vào mùa nóng, tốt nhất không nên để điều hòa quá thấp, chênh lệch nhiệt độ lớn so với môi trường bên ngoài. Không nên để trẻ chạy ra vào phòng liên tục, khi đã ở trong phòng điều hòa, bởi vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng khiến trẻ dễ bị đổ bệnh.
Tùy theo độ tuổi của trẻ, cha mẹ nên bật quạt vừa phải, nên cho quạt quay xung quanh nhà. Đối với trẻ sơ sinh thì nên để quạt ra xa một chút, cách 2m trở lên, và chú ý là bật số nhỏ nhất, không nên để quạt thốc thẳng vào mặt.
Khi định cho trẻ ra ngoài phòng lạnh, không nên đi ra ngay, mà nên từ từ mở rộng cửa, đợi 3-5 phút sau mới ra khỏi phòng (để cơ thể có thời gian thích nghi với không khí bên ngoài).
5. Nhà ở phải khô ráo, sạch sẽ và đủ ánh sáng
Hàng ngày, phải thường xuyên lau dọn nhà cửa, các đồ vật, đặc biệt là đồ chơi của trẻ cần được sắp xếp gọn gàng sạch sẽ để tránh sự phát triển ruồi, muỗi , côn trùng…mầm mống của bệnh tật.
Nhớ cho trẻ uống đủ nước, nhất là khi ngồi lâu trong phòng điều hoà nhiệt độ để khỏi bị khô họng.
Nên để một chậu nước ở trong phòng hoặc thỉnh thoảng lau sàn nhà bằng khăn ẩm để tránh cho trẻ (và cả người lớn) khỏi ngạt mũi, viêm họng, đau đầu, chóng mặt.
6. Mặc quần dài, áo dài tay cho trẻ
Khi ngủ nên mặc quần áo dài tay cho trẻ, nhớ phải có màn, phát quang bụi rậm xung quanh nhà, khơi thông cống rãnh, loại bỏ nơi muỗi đẻ hoặc là thả một vài con cá đuôi cờ vào chum vại bể chứa nước ăn để diệt loăng quăng.
7. Theo dõi sát sao khi trẻ bị sốt
Trong trường hợp trẻ bị sốt trên 38,5 độ C thì cần phải hạ sốt ngay cho bé bằng cách nới rộng quần áo, cho uống thuốc hạ sốt (paracetamol), rồi cho bé đi khám bác sĩ nhi ngay.
Thời tiết nóng nắng, nhiệt độ thay đổi liên tục là nguyên nhân chính khiến sức đề kháng của trẻ kém đi, dễ bị các bệnh sốt virus và các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý dành thêm thời gian để chăm sóc con trong những ngày nóng này.
Tác giả: MGHM.KL (sưu tầm)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
- Nui thịt bằm
- Sữa Oracare Grow Plus
- Mặn:Thịt kho thơm
- Canh: Canh dưa hường tôm thịt
- Rau: khoai tây bí đỏ luộc
Dưa hấu
Bữa chiều:Bún riêu cua (bún, cua đồng, cà chua, giá , rau muống, huyết, đậu hủ, quế, ngò gai)
Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành : 29/08/2024
Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024
Ngày ban hành : 11/03/2024
Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành : 11/03/2024