Trò chơi điện tử ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như thế nào?

Thứ hai - 25/01/2016 13:58
Trong thời đại ngày nay, trò chơi điện tử đã trở thành nhu cầu giải trí không thể thiếu của phần lớn trẻ em, những tác động có hại đến sức khỏe trẻ em do chơi trò chơi điện tử cũng tương tự như những tác động gây ra do xem truyền hình không điều độ vì đây đều là những nguyên nhân gây hạn chế các hoạt động thể lực cho trẻ.

Theo nhà nghiên cứu, có mối liên quan giữa việc chơi trò chơi điện tử với sự gia tăng tình trạng béo phì và những tổn thương do sử dụng đôi tay quá mức. Việc ngồi một chỗ khi chơi cũng làm tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề về xương khớp như đau lưng, đau cổ, đau đầu. Mặc dù trò chơi điện tử mang lại niềm vui thích cho trẻ và đem lại một số lợi ích nhất định, nhưng cha mẹ nên luôn tâm niệm rằng sự điều độ sẽ là chìa khóa để giảm thiểu các vấn đề sức khỏe cho con em mình

   Trò chơi điện tử tác động đến sức khỏe như thế nào?

  • Những tổn thương do sử dụng đôi tay quá mức
  •    Những tổn thương này phát sinh khi trẻ lặp đi lặp lại động tác ấn ngón tay vào bàn phím hoặc nút điều khiển. Tổn thương như thế nào sẽ tùy thuộc vào từng trò chơi, ví dụ như trò chơi đòi hỏi người chơi phải ấn nút điều khiển bằng ngón cái sẽ gây nguy cơ tổn thương gân duỗi ngón cái. Một số biện pháp để hạn chế những tổn thương này là:

       -          Giới hạn quỹ thời gian chơi hợp lý

       -          Chọn bộ điều khiển phù hợp với kích cỡ đôi tay trẻ

       -          Dặn trẻ nên có những khoảng “thư giãn giữa giờ” để cho các ngón tay được nghỉ ngơi

       -          Những trò chơi khác nhau sẽ có những phương tiện điều khiển khác nhau như bàn phím, chuột, cần điều khiển, bánh lái. Bạn hãy khuyến khích trẻ chơi xen kẽ các trò chơi khác nhau

  • Béo phì
  •    Có một mối liên hệ mật thiết giữa việc chơi trò chơi điện tử và nguy cơ béo phì. Càng bỏ nhiều thời gian bên máy vi tính, nguy cơ béo phì càng tăng thêm. Một số lời khuyên có thể làm giảm nguy cơ béo phì ở trẻ là:

       -          Giới hạn quỹ thời gian chơi hợp lý

       -          Hướng trẻ vào một số thú vui khác như tập luyện thể thao và một số hoạt động thể lực

       -          Kết hợp chặt chẽ các hoạt động thể lực với những chuyến du ngoạn của gia đình. Ví dụ như chơi bóng, đạp xe đạp

       -          Cha mẹ nên làm gương cho con bằng cách năng vận động và tự hạn chế thời gian ngồi trước màn hình máy vi tính

  • Các vấn đề về xương, khớp
  •    Chơi trò chơi điện tử một thời gian dài sẽ nảy sinh một số vấn đề về xương, khớp gây đau vai, đau cổ và đau đầu. Biện pháp giảm thiểu tình trạng này mà bạn có thể áp dụng là:

       -          Giới hạn quỹ thời gian chơi hợp lý

       -          Khuyên trẻ nên nghỉ giải lao giữa các màn chơi và đi ra ngoài một lúc để thư giãn

       -          Sắp xếp lại các thiết bị cho phù hợp với kích thước của trẻ. Ví dụ như điều chỉnh ghế ngồi sao cho các ngón chân của trẻ có thể tiếp xúc trực tiếp với mặt sàn

       -          Tập cho trẻ thói quen tập thể dục mỗi ngày

  • Ảnh hưởng đến mắt
  •    Chơi trò chơi điện tử quá lâu sẽ gây mỏi mắt do mắt phải điều tiết nhiều. Khi mỏi mắt trẻ sẽ có cảm giác nhìn mờ và nhức đầu, để phòng tránh bạn nên:

       -          Điều chỉnh màn hình đạt được độ tương phản và độ sáng hợp lý

       -          Sắp xếp vị trí ngồi sao cho ánh sáng không chiếu trực tiếp vào mặt trẻ cũng như không chiếu trực tiếp vào màn hình

       -          Nên đi đo kiểm tra thị lực khi trẻ thường xuyên có biểu hiện nhìn mờ và đau đầu

       Không thể phủ nhận một số lợi ích mà trò chơi điện tử mang lại cho trẻ em như vui nhộn, rèn luyện kỹ năng đọc hình ảnh, khả năng nhận thức về không gian, kỹ năng phản ứng nhạy bén nhưng bên cạnh đó cũng nên lưu ý giữ gìn sức khỏe bằng cách sắp xếp thời gian chơi hợp lý, điều độ - thường không quá 2 giờ mỗi ngày, không nên chơi liên tục mà nên có những khoảng nghỉ ngơi và nên tăng cường các hoạt động thể lực.

     

    Tác giả: MGHM.KL (sưu tầm)

    Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

    Click để đánh giá bài viết

      Ý kiến bạn đọc

    Thực đơn
    Bữa sáng:

    - Bún bò Huế '- Sữa Oracare Grow Plus

    Bữa trưa:

    - Mặn: Gà lúc lắc - Canh: Canh chua cá diêu hồng - RAU: Rau muống- bông cải xanh luộc

    Bữa xế:

    Sữa chua sệt 40g

    Bữa chiều:

    - Cháo bò đậu xanh đu đủ

    Văn bản mới

    1360/PGDĐT

    Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

    Ngày ban hành : 29/08/2024

    1080/PGDĐT

    Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

    Ngày ban hành : 29/08/2024

    299/PGDĐT

    Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

    Ngày ban hành : 11/03/2024

    162/PGDĐT

    Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

    Ngày ban hành : 11/03/2024

    293/PGDĐT-TCCB

    Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

    Ngày ban hành : 11/03/2024

    Thăm dò ý kiến

    Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

    Thống kê truy cập
    • Đang truy cập100
    • Máy chủ tìm kiếm1
    • Khách viếng thăm99
    • Hôm nay1,766
    • Tháng hiện tại26,090
    • Tổng lượt truy cập3,174,833
    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây