TUẦN LỄ HƯỞNG ỨNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI NĂM 2018

Thứ hai - 08/10/2018 19:34
Trường Mầm non Hoa Mai với việc " Đọc sách" của trẻ.
Bé tham gia đọc sách cùng các bạn.
Bé tham gia đọc sách cùng các bạn.
Kính thưa quý vị đại biểu, thưa toàn thể hội nghị!

          Dân tộc Việt Nam vốn thông minh và hiếu học, truyền thống quý báu đó đã được hình thành,  hun  đúc và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Đỉnh cao của sự kết tinh, tỏa sáng đó  là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Trong tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, tự học và học tập suốt đời là một luận điểm quan trọng và xuyên suốt.

 Hôm nay Trung tâm văn hóa thể thao học tập cộng đồng phường Phú Mỹ tổ chức “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm 2018 do. Tôi xin đại diện trường trường mầm non Hoa Mai giới thiệu  về cách đọc sách cho học sinh của trường.
 Kính thưa quý vị đại biểu,  quá trình tự học bắt đầu từ lúc chúng ta còn ở độ tuổi mầm non, đến tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, đại học và mãi mãi cho đến hết cuộc đời. Văn hóa đọc là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con người mới, những  công dân có hiểu biết, có trí tuệ và phẩm chất đạo đức để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại. Văn hóa đọc góp phần định hướng cho người dân tiếp cận tư tưởng tri thức phù hợp với trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống.
          Vì trẻ em được xem là giai đoạn đầu tiên của cuộc đời con người, giai  đoạn hình thành các phẩm chất và năng lực cần thiết để hòa mình vào xã hội. Việc tạo dựng thói quen tốt cho trẻ mầm non là việc làm quan trọng để từ đó hình thành nên nhân cách cho trẻ. Một trong những thói quen có ảnh hưởng sâu sắc đối với sự phát triển tư duy, đạo đức, lối sống của trẻ em đó là thói quen đọc sách.
          Nhiều bậc phụ huynh quan niệm rằng, trẻ lứa tuổi mầm non còn quá nhỏ để có thể nhận thức những kiến thức từ sách báo. Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục trên thế giới khuyên rằng: nên đọc cho trẻ nghe, càng sớm càng tốt và việc này sẽ góp phần rất nhiều vào sự phát triển của trẻ. Ý nghĩa của việc đọc sách đối với trẻ:
           Phát triển ngôn ngữ nói, sau này là ngôn ngữ viết. Trẻ được nghe đọc sách nhiều sẽ học nói nhanh hơn, nói tốt hơn, trường ngôn từ cũng phong phú hơn.
– Trẻ hiểu đuợc những điều cơ bản để có thể đọc một cuốn sách. Trẻ được hình thành khả năng cảm nhận ngôn ngữ, hình thành kỹ năng phát âm cực kỳ quan trọng. Trẻ em sẽ sẽ nhận cách độc sách từ trái qua phải, phân biệt một số hình ảnh và từ ngữ.
– Tăng cường khả năng giao tiếp cho trẻ. Được nghe nhiều trẻ sẽ có vốn từ vựng phong phú, dễ dàng giao tiếp với người khác. Các tình huống được nghe từ trong sách sẽ được bé hiểu và áp dụng nhanh hơn.
– Tạo nền móng cho trẻ tư duy logic. Trẻ dễ dàng nắm bắt những nguyên tắc cơ bản của ngôn ngữ, tư duy ngôn ngữ mạch lạc.
– Nâng cao tính kỷ luật và sự tập trung. Lúc nghe đọc sách trẻ cần ngồi nghiêm túc trong một thời gian nhất định. Việc ngồi một chỗ, lắng nghe và im lặng sẽ tạo nề nếp cho bé . Để con chú ý hơn vào một việc thì đọc sách chính là một kỹ năng quan trọng giúp con có khả năng tập trung tốt hơn
– Trẻ hứng thú với những trải nghiệm mới. Mỗi câu chuyện trong sách là một cuộc phưu lưu trong tưởng tượng. Bé sẽ hứng khởi mỗi ngày nếu được trải qua nhiều cuộc phưu lưu mới.
Giúp con cảm nhận được sự gắn kết, mối quan hệ mật thiết và hạnh phúc của ba mẹ và con.
Đọc sách giúp tính tình con được giữ bình tĩnh hơn và thúc đẩy sự giao tiếp với mọi người xung quanh. Đọc sách giúp cho xây dựng kỹ năng lắng nghe và trí tưởng tượng của con được tốt hơn.
          Để hình thành thói quen của trẻ trước tiên phải xây dựng thói quen đọc sách từ gia đình. Từ xưa đến nay, gia đình luôn giữ vị trí và vai trò quan trọng,  gia đình là trường đời đầu tiên mà mỗi người phải trải qua và là nơi giúp mọi người hòa mình vào cuộc sống chung của cộng đồng. Từ thuở còn nằm trong bụng mẹ, Trẻ sẽ được nghe những lời thủ thỉ tâm tình của cha mẹ ông bà dành cho trẻ, cho trẻ nghe những bản nhạc giao hưởng không lời để kích thích trí não trẻ phát triển. Hãy chọn những cuốn truyện tranh đơn giản, hình ảnh sinh động,  hướng dẫn trẻ tự lật sách từng trang và rèn luyện cho đôi bàn tay trẻ khéo léo hơn. Ngoài ra, người lớn có thể đọc sách cho trẻ nghe mọi lúc mọi nơi và khi trẻ có nhu cầu. Thời điểm tốt nhất đọc sách cho trẻ  nghe là trước khi đi ngủ, trẻ sẽ có cảm giác háo hức, đợi chờ niềm vui trước khi có được một giấc ngủ ngon. Có thể đọc đi đọc lại nhiều lần một câu chuyện để rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ. Và đặt những câu hỏi đơn giản để trẻ trả lời qua đó kích thích tư duy cho trẻ. Điều quan trọng:  cha mẹ hãy coi sách như một món đồ chơi của trẻ,  sách sẽ giúp trẻ vừa học vừa chơi, Hãy đặt sách ở nơi nào bé dễ nhìn thấy nhất và dễ cầm lấy nhất.
          Ngoài ra, song hành cùng gia đình phải kể đến trường học, nơi có những người mẹ thứ hai ngày ngày chăm sóc,  giáo  dục các cháu. Vậy xây dựng thói quen đọc sách từ trường học là như thế nào?
          Đối với trẻ mầm non, chỉ được làm quen với bảng chữ cái theo quy định, thì vấn đề Đọc sách đối với trẻ là một vấn đề khó khăn. Vậy làm sao để trẻ chưa biết đọc chữ vẫn có thể hiểu được nội dung quyển sách hay câu chuyện là một việc rất nan giải. Những cô giáo mầm non của chúng tôi bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo những điều kiện thuận lợi và nhiều nhất có thể để trẻ làm quen với sách mọi lúc mọi nơi. Trẻ chưa đọc được bằng chữ thì trẻ sẽ đọc và hiểu nội dung bằng hình ảnh. Trường học tạo cho trẻ một môi trường xung quanh có những hình ảnh chữ cái, những câu chuyện đơn giản, từ những hình ảnh sẽ phát huy khả năng sáng tạo, tưởng tượng của trẻ kết hợp với vốn sống của mình là trẻ có thể hiểu được nội dung, kể được câu chuyện theo suy nghĩ của trẻ. Cùng là hình ảnh đó nhưng mỗi trẻ sẽ kể thành một câu chuyện có nội dung khác nhau, tùy theo khả năng nhận thức, khả năng tưởng tượng và ý thích của trẻ.
          Trẻ có thể đọc sách theo kiểu “học vẹt” bắt chước, trẻ chỉ vào mỗi tiếng tương ứng  và đọc theo cô hoặc khi đã thuộc trẻ có thể tự thể chỉ và đọc theo đoạn thơ trong sách, truyện hoặc tranh bài thơ có chữ to. Ngoài ra khi làm quen với sách cô dạy trẻ biết cách lật sách đúng, biết giữ gìn sách, tập cẩn thận. Dạy trẻ biết yêu quý từng quyển sách, quyển tranh truyện.
Ở  mỗi lớp đều có góc thư viện mà các cô dành cho trẻ thích đọc sách, trong đó các cô chuẩn bị rất nhiều câu chuyện theo các chủ đề khác nhau, những câu chuyện về giáo dục đạo đức cho trẻ, trẻ chỉ cần xem hình ảnh là có thể hiểu tưởng tượng được nội dung. Đối với những câu chuyện có tình tiết phức tạp thì cô giáo sẽ kể cho trẻ nghe và trẻ có thể kể lại theo trí nhớ.
Tận dụng mọi không gian để trẻ có thể được đọc sách ở mọi lúc mọi nơi, bố trí kệ sách  di động giờ hoạt động ngoài trời hoặc dưới chân cầu thang, chúng tôi thiết kế góc thư viện mi ni cho trẻ có thể xem đoạc sách truyện ngoài thời gian trong lớp.
Ngoài việc đọc sách truyền thống chúng tôi còn giới thiệu và dạy cho trẻ cách đọc sách
Những câu chuyện, bài thơ có tác động mạnh mẽ trong việc bồi dưỡng tâm hồn cho trẻ. Là phương tiện giáo dục rất hiệu nghiệm với trẻ. Vì thề từng những câu chuyện trẻ “đọc” được từ sách. Chúng tôi đã tái hiện ở khu vườn cổ tích để các nhân vật chính như chuyện: Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Thỏ và Rùa, Ăn khế trả vàng, Tấm cám, Cô bé quàng khăn đỏ, sự tích quả dưa hấu…hoặc các cảnh trí khác như “Cây cầu tuổi thơ”, hòn non bộ, tạo cho tre cảm giác mới lạ , thích thú.  Sắp xếp thêm các bộ bàn ghế hoặc tấm trải trên cỏ cho trẻ ngồi đọc truyện dưới không khí trong lành và nắng sớm của buổi sáng
Ngoài ra trẻ còn được xem các bạn tham gia diễn kịch, hóa thân vào những nhân vật trong câu chuyện. Trẻ còn được xem những đoạn phim ngắn về chuyện cổ tích ,về cuộc sống sinh hoạt gia đình, về các  làng nghề truyền thống, các danh lam thắng cảnh của địa phương…hông chỉ dừng lại ở việc “đọc sách” trẻ còn có thể cùng cô và các bạn làm ra những quyển sách mà trẻ yêu thích qua cắt dán, vẽ cá hình ảnh và kể thành câu chuyện thật sáng tạo.
Không chỉ vậy, hình thức đọc sách cho trẻ cáng phong pú hơn khi trẻ đực làm quen với sách điện tử, thiết bị thông minh với thời gian phù hợp trong ngày, torng tuần. Chúng tôi sắp xếp lịch cho trẻ trải nghiệm đọc sách ở phòng máy, thời gian phù hợp với độ tuổi, không quá 25 phút mỗi ngày.
Tuy trẻ chưa biết đọc chữ nhưng nhu cầu giao tiếp với người lớn rất mãnh liệt, vì vậy mà trẻ rất cần nghe đọc sách.  Việc đọc sách cần lặp đi lặp lại nhiều lần hàng ngày với nhiều chủ đề khác nhau. Việc trẻ đã biết cảm nhận nội dung câu chuyện qua hình ảnh sẽ kích thích nhu cầu được nghe đọc và tự đọc nhiều hơn. Không nên vì lý do nào đó mà dừng lại hoặc thay đổi lịch đọc sách của trẻ. Giáo viên sẽ lựa chọn thời gian thích hợp để đọc sách cho trẻ nghe. Ở trường mầm non, Mỗi cô đều có những phương pháp đọc truyền cảm riêng, lúc thăng lúc trầm, lúc cao lúc  lắng, pù hợp ngữ điệu nhân vật. Các cô luôn khuyến khích trẻ cùng tham gia vào câu chuyện bằng nhiều hình thức: nhắc tiếp lời thoại, kể chi tiết tiếp theo hoặc dự đoán kết thúc của chuyện. Đôi lúc, các Cô  cố tình  kể sai nội dung để rèn luyện khả năng phản xạ và tính ghi nhớ có chủ định cho các bé. Những lúc dạo chơi ngoài sân trường cô và trẻ tìm một gốc cây có bóng mát để các bé ngồi quây quần quanh cô cùng nghe cô kể chuyện.
          Đúng như lời nhận định,  cô giáo mầm non là những người nghệ sĩ, vì các cô luôn biến hóa, hóa thân thành nhiều nhân vật khác nhau với những ngữ điệu giọng khác nhau.  Giáo viên luôn luôn cập nhật những mẫu chuyện hay, các hình ảnh bắt từ việc ứng dụng CNTT nhằm phục vụ việc dạy và học tốt hơn, đa dạng hơn,   đồng thời giúp trẻ hứng thú với những trải nghiệm mới. Mỗi câu chuyện trong sách là một cuộc phiêu lưu trong trí tưởng tượng của trẻ. Trẻ sẽ hứng khởi mỗi ngày nếu được trải qua nhiều cuộc phiêu lưu mới lạ. Cô giáo và cha mẹ trẻ, hãy tập cho trẻ có thói quen đọc sách mỗi ngày nếu bạn muốn trẻ phát triển hoàn thiện hơn. rèn thói quen đọc sách cho trẻ ở lứa tuổi mầm non sẽ giúp trẻ tạo dựng nền tảng tốt cho việc chủ động tiếp thu tri thức ở trường phổ thông sau này.
          Kính thưa quý vị,  sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam đã từng nói: “ cuộc đời là cái thang không có nấc chót -  việc học là quyển vở không có trang cuối cùng”, “  thế giới tiến bộ không ngừng ai không Học là đi lùi” .“  Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”.  
Ngày nay, vai trò của giáo dục luôn chiếm vị trí quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân , tập thể, cộng  đồng xã hội.  Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. học tập cho bản thân và những người xung quanh hạnh phúc. Học để có nghề nghiệp và lao động ngày càng hiệu quả. Học để trở thành người công dân tốt. Học tập suốt đời ,chìa khóa của sự thành công.
          Vì lẽ đó việc học rất quan trọng, vì vậy nhiệm vụ của GDMN là hình thành cho tre thói quen và sự yêu thích “đọc sách”.  Bởi thế, tập thể cán bộ giáo viên nhân  viên trường mầm non Hoa Mai  nhiệt liệt hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời. Chúng tôi sẽ phối kết hợp với quý phụ huynh nhằm giúp phụ huynh hiểu rõ hơn vai trò của việc đọc sách đối với trẻ mầm non và tích cực sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ngày một tốt hơn
 Cuối lời, Xin kính chúc quý vị đại biểu nhiều sức khỏe, Chúc tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời thành công tốt đẹp .Xin trân trọng kính chào!
                                                 

























































 

Tác giả: Cô Trần Minh Châu - PHT

 Từ khóa: mầm non

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thực đơn
Bữa sáng:

- Bún bò Huế '- Sữa Oracare Grow Plus

Bữa trưa:

- Mặn: Gà lúc lắc - Canh: Canh chua cá diêu hồng - RAU: Rau muống- bông cải xanh luộc

Bữa xế:

Sữa chua sệt 40g

Bữa chiều:

- Cháo bò đậu xanh đu đủ

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập104
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm103
  • Hôm nay1,784
  • Tháng hiện tại26,108
  • Tổng lượt truy cập3,174,851
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây