Đặc điểm tâm lý ở các bé mẫu giáo

Thứ năm - 21/01/2016 14:56
Bé đến giai đoạn tuổi mẫu giáo thường có khuynh hướng muốn độc lập, trưởng thành. Trẻ bắt đầu biết khám phá và rất tò mò. Sự phát triển tâm lý ở giai đoạn này có nhiều thay đổi, vì trẻ bắt đầu được hòa mình vào môi trường tập thể, đó là môi trường lớp học

Các yếu tố ảnh hưởng phát triển tâm lý của trẻ

Sự phát triển tâm lý của trẻ được chi phối bởi các yếu tố sau:

- Ảnh hưởng của nền văn hóa

- Ảnh hưởng của các hoạt động

- Ảnh hưởng của điều kiện sinh học (di truyền)

- Ảnh hưởng của giáo dục

Tâm lý của trẻ mẫu giáo

- Trẻ em bắt đầu có sự tiếp xúc với bên ngoài, giao tiếp với “ người lạ” khi các em bước vào độ tuổi đi mẫu giáo, bạn bè ở trường mẫu giáo  là một thế giới vô cùng rộng lớn đối với trẻ thơ.

 

- Có rất nhiều em hứng thú với việc tới lớp vào mỗi sáng, nhưng trái lại cũng có rất nhiều em có tâm lý sợ tới trường. Mặc dù ở đó có bạn bè để chơi, có thầy cô, nhưng với các em, vẫn luôn sợ tới lớp. Thậm trí có những em nhỏ thường kêu với bố mẹ đau bụng vào sáng thứ 2, tuy nhiên triệu chứng này của các em cũng nhanh biến mất nếu như cha mẹ cho phép nghỉ học ở nhà buổi hôm đó.

- Rõ ràng đó là những dấu hiệu tâm lý của trẻ em sợ đi học. Nguyên nhân chính đó là các em chưa tìm thấy hứng thú trong việc đi học, hoặc cảm thấy sợ cô giáo, sợ bị bạn bắt nạt….

- Những em nhỏ nào có hứng thú với việc đi học ở trường mầm non thì trong kí ức của các em sau này, trường mầm non là một thế giới tuyệt vời, và rất nhiều kỉ niệm đẹp.

- Cũng trong giai đoạn này các em có hứng thú với việc khám phá thế giới xung quanh, tò mò và liên tục thắc mắc các vấn đề với cha mẹ. Nếu cha mẹ hiểu được tâm lý của con, và định hướng sẽ có thể đem lại nhiều hiệu quả tích cực.

- Ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi này, trí tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh và phần lớn thời gian của trẻ là chơi đùa. Trẻ chơi mà học và học mà chơi. Chúng tự nghĩ ra những trò chơi và chơi mãi không chán, đôi khi quên cả đi vệ sinh.

- Trẻ con ở lứa tuổi này không thích những trò chơi phức tạp, nhiều quy tắc. Những trò chơi ngắn sẽ thích hợp với trẻ ở lứa tuổi này vì khoảng thời gian chú ý, tập trung của trẻ không kéo dài.

- Trẻ thường bắt chước theo các nhân vật trên phim, kịch. Nhiều lúc cha mẹ sẽ cảm thấy vui vui vì nghe chúng lặp lại nguyên văn lời thoại các nhân vật mà chúng yêu thích. Chúng ca hát, múa, uốn éo thân hình như các ca sĩ, người mẫu trên ti vi trông rất ngộ nghĩnh và đáng yêu làm sao.

Trẻ em giai đoạn này (trẻ mẫu giáo) luôn muốn là trung tâm chú ý của người lớn. Khi trẻ làm được việc gì mà trẻ cho là rất "xuất sắc" nhưng với người lớn thì họ cho rằng rất bình thường, trẻ thường cáu giận, quấy khóc cho đến khi được người khác công nhận.Trẻ không thích bị chê trong tuổi này & rất dễ tủi thân, hay vùng vằng, làm mình mẩy để được dỗ dành. Hiểu được tâm lý của trẻ giai đoạn này, cha mẹ sẽ biết cách dạy dỗ trẻ tốt hơn.

Theo NTD

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay3,292
  • Tháng hiện tại7,304
  • Tổng lượt truy cập3,156,047
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây