Nhà trường chọn lọc các nội dung giáo dục An toàn giao thông phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Đối với trẻ 3-4 tuổi: Cho trẻ làm quen một số phương tiện giao thông quen thuộc qua việc dạy trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông quen thuộc như ô tô, xe máy, xe đạp, tàu hỏa, máy bay…, dạy trẻ biết nắm tay người lớn khi đi sang đường, ngồi ngay ngắn trên xe đạp, xe máy, xe ô tô khi được ba, mẹ chở đi.
Đối với trẻ 4-5 tuổi: củng cố những kiến thức cho trẻ 3-4 tuổi, nhà trường cung cấp thêm kiến thức cho trẻ để trẻ biết kể tên, so sánh, phân loại một số phương tiện giao thông. Biết thêm về một số dịch vụ về giao thông như nơi bán vé, bến ô tô, ga tàu, sân bay… Chơi ở nơi an toàn, tránh nơi có nhiều người và xe cộ qua lại, chợ, trạm điện, nơi có vật liệu dễ cháy nổ…Biết cách đi bộ an toàn, an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông , biết các tín hiệu đèn giao thông Đi bộ an toàn, biết những nguy hiểm xảy ra khi không tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông
Đối với trẻ 5-6 tuổi ngoài việc củng cố những kiến thức đã biết các cô sẽ dạy trẻ hiểu biết nhiều hơn, làm quen một số biển báo hiệu giao thông đường bộ như: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn. Nơi qua đường an toàn là nơi có vạch kẻ đường, cầu vượt hoặc hầm qua đường dành cho người đi bộ. Dạy trẻ cách đội mũ bảo hiểm đúng, những nguy hiểm có thể xảy ra khi không tuân thủ các quy định về tham gia giao thông trên đường.
Các nội dung trong chương trình “Tôi yêu việt Nam” được trường Mầm non Hoa Mai lồng ghép vào tất cả các chủ đề trong năm học và các hoạt động hàng ngày để dạy trẻ mọi nơi, trẻ được củng cố kiến thức cũ và cung cấp kiến thức mới.
Nhà trường xây dựng môi trường bên ngoài lớp về “An toàn giao thông” cho trẻ được làm quen, trải nghiệm. Với mô hình ngã tư đường phố, trẻ được trải nghiệm thú vị khi làm chú công an hướng dẫn giao thông, làm chú tài xế nhỏ chạy trên đường tuân thủ luật. Khi đi bộ phải đi trên vỉa hè, qua đường phải đi qua vạch mức dành cho người đi bộ, phải đi đúng làn đường, tuân thủ theo đúng tín hiệu đèn giao thông, khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm, biết được một số biển báo giao thông như: Biển báo đường cấm, biển báo cấm xe ô tô, biển báo rẽ trái, rẽ phải, biển báo cấm đi ngược chiều, biển báo dành cho người đi bộ, cấm bóp còi……Các mảng tranh tường về các hành vi giao thông để trẻ được quan sát, tư duy, trả lời những câu hỏi của cô, của bạn, trẻ còn có những câu hỏi thật ngộ nghĩnh dành cho cô. Bé cũng biết được các khu để xe của ba mẹ khi đưa, đón trẻ tại trường, để cùng ba mẹ thực hiện tốt để đảm bảo an toàn giao thông trước cổng trường của bé.
Môi trường bên trong nhóm lớp giáo viên trang trí những hình ảnh các biển báo giao thông, các phương tiện giao thông, tranh ngã tư đường phố, một số biển báo về luật giao thông, hay những toa xe lửa, các bé chơi qua đó cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản khi tham gia giao thông như. Ngoài ra trẻ còn được xem các bộ phim hoạt hình về Giáo dục an toàn giao thông mang tính giáo dục cáo, các nhận vật ngộ nghĩnh, đáng yêu luôn hút trẻ.
Thực hiện công tác truyền thông đến đội ngũ giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ về pháp luật bảo đảm trật tự ATGT và giáo dục ATGT cho trẻ mầm non. Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động truyền thông trong cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình. Đa dạng các hình thức truyền thông như: Tổ chức đưa tin, phóng sự, tài liệu, tranh ảnh, phim hoạt hình, hoạt động văn nghệ, vẽ tranh, làm đồ dùng đồ chơi, rung chuông vàng, diễn tiểu phẩm…về giáo dục ATGT. Tuyên truyền qua các kênh thông tin như: Website, Fanpage, góc tuyên truyền, bảng thông báo, các Group zalo, qua các cuộc họp cha mẹ trẻ, trao đổi trực tiếp. Qua phát thanh của địa phương.
Nhà trường thực hiện các thông điệp truyền thông của trường: “Vì nụ cười trẻ thơ - hãy đội mũ bảo hiểm cho trẻ”; “Đảm bảo an toàn khi trẻ ngồi trên mô tô, xe máy, xe đạp”; “Chấp hành luật giao thông là trách nhiệm của mỗi người”; “Phía sau tay lái là cả sự sống của con”;”An toàn giao thông cho bé - là niềm vui của cha mẹ”.
Trường mầm non xây dựng thực hiện mô hình chương trình “Tôi yêu Việt Nam” mong và tin rằng luôn nhận được sự phối hợp của các bậc phụ huynh, để cùng dạy cho con những kiến thức, bổ ích để hình thành cho các con những kiến thức cơ bản ngày từ nhỏ, hình thành văn hoá khi tham gia giao thông. Hình thành tư duy ứng xử xã hội trên nguyên tắc thực hiện các quy định xã hội
Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” với các hoạt động hết sức thiết thực thiết thực trong công tác giáo dục mầm non, giúp trẻ có những trải nghiệm thực tế hình thành nhận thức và ý thức chấp hành đúng luật giao thông để bảo vệ chính mình, gia đình và xã hội những người xung quanh khi tham gia giao thông, hướng đến một xã hội giao thông văn minh và an toàn.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “TÔI YÊU VIỆT NAM”