QUAN NIỆM NUÔI DẠY TRẺ

Thứ năm - 06/09/2018 13:36
                                               QUAN NIỆM NUÔI DẠY trẻ
Tuổi thơ là thời gian trẻ khởi đầu việc tiếp thu tri thức và hình thành nhân cách. Do vậy ở độ tuổi này, trẻ cần được bồi dưỡng với những hoạt động nhằm trước hết là hình thành thói quen ham học và biết cư xử. Quan trọng hơn, các em phải học cách học để dần biết độc lập, tự tin và có ý thức trách nhiệm đối với bản thân cũng như những người gần gũi. Để làm được điều này, nhà trường theo đuổi thực hiện 5 nguyên tắc xuyên suốt sau, làm kim chỉ nam cho mọi chương trình, hoạt động nuôi dạy như sau.
1. Nguyên tắc thứ nhất:
Xây dựng các mối quan hệ, tương tác tích cực giữa trẻ và thầy cô giáo là nền tảng để các em học tập thành công.
Trẻ tiếp thu tốt nhất nếu sống và học tập trong môi trường được thương yêu, chăm sóc. Các em hình thành những giá trị sống một cách tự nhiên thông qua tình cảm mà các em tiếp nhận được từ người lớn. Hoạt động học tại lớp, do vậy, cần được tổ chức như một tiểu cộng đồng mang tính tiếp sức để các em hồn nhiên tương tác lẫn nhau và với cô giáo nữa.
2. Nguyên tắc thứ hai:
Năng lực tình cảm-xã hội là yếu tố thành công trong học tập.
Năng lực xã hội là khả năng tạo lập các mối quan hệ tích cực như biết chia sẻ, hợp tác, an ủi và giúp đỡ người khác. Cho ta thấy khi được phát triển các kỹ năng xã hội, trẻ sẽ biết tự điều chỉnh hành vi, biết tự lập, kiểm soát được cảm xúc và bắt đầu phát huy sáng kiến trong học tập. Do đó, nhà trường xem vai trò của các cô nuôi dạy là một trong những tác tố mẫu mực, trực tiếp hình thành và vun đắp năng lực này.
3. Nguyên tắc thứ ba:
Hoạt động chơi phải được thiết kế theo định hướng và có chủ đích bổ sung cho việc học.
Theo nhà tâm lý học Thuỵ Sĩ, Jean Piaget, chơi là chuyến xe tuyệt vời để đưa các em vào hành trình phát triển tư duy lô-gíc, kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, sắp xếp và lựa chọn. Khi chơi được định hướng và có chủ đích, thông qua vai trò làm mẫu của thầy cô giáo hay các bạn đồng lứa, các em rèn luyện và nâng cao các kỹ năng học tập lẫn kỹ năng sống.
4. Nguyên tắc thứ tư:
Môi trường vật chất ảnh hưởng đến loại hình và chất lượng học tập.
Chất lượng cao của môi trường vật chất- bao gồm cả các thiết bị và dụng cụ học tập, chẳng những tỷ lệ thuận với hiệu quả tiếp thu mà còn làm cho các em cảm thấy gần gũi, cảm nhận được thực tại là mình đang được thoả vui với chính ngay không gian các em đang học tập; và quan trọng hơn là, góp phần hình thành nhân cách, bản sắc hay hình ảnh cá nhân mà các em mong muốn trở thành.
5. Nguyên tắc thứ năm:
Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình nâng cao chất lượng phát triển và học tập của trẻ.
Gia đình thường được xem là những thầy cô giáo đầu đời của các em. Am hiểu văn hoá gia đình, qua giao tiếp với phụ huynh là phương cách để hiểu thêm về đối tượng nuôi dạy. Xây dựng quan hệ tích cực giữa gia đình và nhà trường phải bằng giao tiếp hai chiều về tiến bộ của trẻ, trên tinh thần hợp tác, tôn trọng và cộng đồng trách nhiệm. Nhà trường quan niệm rằng mọi hình thức tham gia, đóng góp của quý phụ huynh đối với nhà trường cần được cổ vũ ở mọi lúc – là cộng lực vô cùng ý nghĩa để nâng cao chất lượng giáo dưỡng.
GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Để đem lại môi trường an toàn, thân thiện và hiệu quả cho việc học tập và phát triển nhân cách của trẻ, thầy cô giáo, nhân sự phục vụ và học sinh trong toàn trường cam kết trở thành những nhân tố tích cực và trách nhiệm, luôn thể hiện và nêu cao các giá trị và chuẩn mực sau:
Trung thực: hành động đúng đắn và có thái độ tôn quý những điều mình làm.
Tôn trọng: tôn quý và gìn giữ phẩm giá của bản thân mình, người khác và môi trường chung quanh.
Cảm thông: tìm cách thấu hiểu, trân quý cảm xúc và hành vi của người khác.
Hợp tác: cùng nhau nỗ lực, hành động vì mục đích và mục tiêu chung nhất.
Lạc quan: luôn có thái độ tích cực và hi vọng tương lai sẽ tốt hơn


                                                                                      Ngọc Lan ( sưu tầm)
 

Tác giả: Ngọc Lan ( sưu tầm)

Nguồn tin: Ngọc Lan - Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay125
  • Tháng hiện tại23,926
  • Tổng lượt truy cập2,779,395
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây