BÍ QUYẾT KÍCH THÍCH TRÍ TUỆ

Thứ năm - 05/05/2016 07:22
Nếu nhóc tì 2 tuổi của bạn cần được bố mẹ khuyến khích, trò chuyện thật nhiều để nhanh biết nói thì khi lên 4, trí sáng tạo của bé sẽ phát triển tốt hơn nhờ các trò chơi hào hứng.
BÍ QUYẾT KÍCH THÍCH TRÍ TUỆ

Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh, chuyên gia tư vấn giáo dục  cho biết, tuổi mầm non (0-6 tuổi) là giai đoạn đặc biệt quan trọng để phát triển cảm xúc, khám phá các mối quan hệ và là nền tảng để hình thành nhân cách. Với mỗi tuổi khác nhau, trẻ có đặc điểm tâm lý riêng. Nắm được đặc điểm này, cha mẹ sẽ có cách giáo dục phù hợp:

0-1 tuổi: Trò chuyện với bé mọi lúc

Lúc này, mọi thứ xung quanh đều rất mới mẻ với bé và trẻ thường sử dụng mồm, tay để khám phá. Các bé chủ yếu chơi một mình, cần nhất được an toàn và sự chăm sóc của bố mẹ.

Bé chưa biết nói nhưng đã có khả năng hiểu ngôn ngữ. Ở tuổi này bé cần được nghe tiếng mẹ đẻ thật nhiều. Bố mẹ nên tận dụng mọi lúc khi bế, lúc tắm, thay đồ... ) để nói chuyện hay đơn giản chỉ là ê a với con.

1-2 tuổi: Cho bé nghe và vận động nhiều (bò, lê la, tập di chuyển đồ chơi, lần tường...) để con nhanh biết nói.

Phụ huynh nên thường xuyên trò chuyện cùng bé, cho con chơi những đồ chơi có màu sắc, phát ra âm thanh để giúp trẻ hình thành các phản xạ. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần theo dõi xem con có hiểu ngôn ngữ không bằng cách luôn đặt câu hỏi, nhờ bé tìm đồ, chỉ đồ vật...

Bé 1-2 tuổi bắt đầu có nhu cầu chơi bên cạnh người khác. Vì thế, bố mẹ nên tăng cường cho bé khả năng quan sát, chơi cùng bạn.

2-3 tuổi: Tiếp tục khuyến khích bé nói

Bố mẹ cần làm mọi cách làm cho ngôn ngữ bên trong bé được “tuôn trào”. Chẳng hạn, bạn có thể đặt câu hỏi, khơi gợi cho bé nói ra các nhu cầu, nếu trẻ nói được từ nào đó cần nhắc đi nhắc lại để con thành thục.

Bố mẹ nên thường xuyên đọc truyện cho con nghe. Các bé sẽ rất thích thú các mẩu chuyện tranh ngắn, nội dung đơn giản, có thể là do mẹ tự nghĩ ra. Trò chơi cắt dán, đóng vai, đóng kịch, những đồ chơi trực quan... cũng có sức hấp dẫn lớn với bé.

2-3 tuổi cũng là lúc bé hay bắt chước nhất, vì vậy bố mẹ cần chú ý cách ăn nói, hành vi của mình.

Khi con bước vào tuổi này, bạn có thể rèn cho bé kỹ năng đi vệ sinh (cầm bô, đổ bô...) và tự chăm sóc mình cũng như biết cách nhờ người khác giúp đỡ. Bố mẹ cũng nên dạy con vài thói quen tự phục vụ như tập gấp khăn mặt, cất đồ chơi...

Trẻ ở tuổi này hay dỗi, bắt đầu hình thành cái tôi bướng bỉnh, làm cho cha mẹ cảm thấy rất khó bảo. Các bé rất thích được khen ngợi và thừa nhận. Vì thế bố mẹ nên khuyến khích tính độc lập của trẻ và khen mỗi khi bé làm được điều tốt. Khi con không nghe lời, bạn cũng chớ tỏ ra quá lo lắng mà cứ kiên trì giải thích, tránh đánh, chửi, doạ dẫm.

4-5 tuổi: Tạo các trò chơi hứng thú để bé phát triển tư duy và trí sáng tạo

Các bé phát triển vốn từ nhanh và có nhu cầu chơi cùng trẻ khác. Các trò chơi như đóng vai, phân biệt thuộc tính của sự vật sẽ giúp bé phát triển trí tuệ. Ví dụ, bạn có thể xếp một loạt các đồ vật như dao, thìa, bát, đũa, bông hoa... rồi bảo bé chỉ ra cái gì không thuộc cùng nhóm.

Ở tuổi này, bố mẹ cũng có thể kể chuyện sáng tạo cho bé nghe. Bạn hãy biến hóa nội dung chuyện hay cố tình kể sai để bé kể lại, điều chỉnh.

Trò chơi phát hiện mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng cũng rất hữu ích với các bé. Ví dụ, cho bé chơi xếp hình lego, xếp hình các con vật rồi đánh tráo, thêm bớt và bảo trẻ phát hiện, hay cho trẻ sắp xếp các vật theo cặp, ví dụ giày đi với tất, bát đi với thìa, quần và áo.... Những trò chơi này giúp bé học cách tư duy theo cấu trúc.

Bạn cũng có thể cho bé tập liên hệ giữa các bức tranh, chẳng hạn: Mẹ xếp 3 bức tranh: lửa cháy, hình ảnh em bé gọi điện và đoàn xe cứu hỏa tới rồi cho bé sắp xếp thứ tự và kể câu chuyện theo logic dựa trên các tình tiết đó.

5-6 tuổi: Rèn tính tự tin và các kỹ năng xã hội

Đây là thời điểm bé chuẩn bị đến trường nên quan trọng nhất là bạn cần rèn luyện cho con cách chú ý chủ định, khả năng quan sát và đáp ứng yêu cầu của cô giáo. Trẻ cũng cần được học cách chia sẻ và quan tâm đến người khác.

Ngoài ra, để con tự tin đến trường, bạn hãy dạy bé khả năng giải quyết vấn đề, chẳng hạn: khi bị bạn đẩy, giằng sách vở... thì con phải làm thế nào (bằng cách đặt câu hỏi, giữ bình tĩnh, nhờ giúp đỡ.... ), thói quen lập kế hoạch và cách tạo lập quan hệ tốt với bạn bè.

Tính tự lập, tự tin cũng rất cần cho luyện cho trẻ ở tuổi này. Bé rất thích được thể hiện, thích cảm thấy mình là người lớn vì thế bố mẹ có thể giao các "công việc đặc biệt" cho con như chăm sóc cây hoa, nuôi thú, dọn phòng...

Nguyên tắc quan trọng khi dạy trẻ 5-6 tuổi là "Khen là chính, trừng phạt hãn hữu". Trong đó, khi khen cần tức thời, cụ thể, còn phạt có thể để sau, lúc trẻ đã bình tĩnh. Bố mẹ cũng đừng bắt bé hứa quá nhiều và tránh không bắt con học chữ trước khi đủ tuổi đến trường.

Bạn nên tạo cho bé một góc riêng để trẻ tự bài trí theo ý thích của mình.

Tác giả: MGHM.KL (sưu tầm)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn
Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay969
  • Tháng hiện tại24,770
  • Tổng lượt truy cập2,780,239
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây