3 CÁCH CHĂM SÓC TRẺ TRONG MÙA DỊCH (COVID-19)

Thứ tư - 26/05/2021 20:16
LỚP LÁ 4 TRƯỜNG MẦM NON HOA MAIBÀI TUYÊN TRUYỀN : 3 cách chăm sóc trẻ em trong mùa dịch Corona (COVID-19) Chăm sóc trẻ em đúng cách để chống lại sự lây lan nhanh chóng của dịch Corona (COVID-19) là mối quan tâm của nhiều ba mẹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ chăm sóc trẻ em đúng cách, giúp bé vượt qua được mùa dịch.
3 CÁCH CHĂM SÓC TRẺ TRONG MÙA DỊCH (COVID-19)
               I,Tình trạng nhiễm virus Corona (COVID-19) ở trẻ em:
            -Trẻ nhỏ lứa tuổi mầm non có sức đề kháng yếu, rất dễ bị các tác nhân gây hại trong môi trường xâm nhập vào cơ thể. Do đó, ba mẹ cần hết sức lưu ý để chăm sóc trẻ em đúng cách. Đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 12 tháng đến 3 tuổi  được gọi là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” ở trẻ. Hơn nữa, tình hình dịch Corona (COVID-19) hiện nay đang diễn biến ngày càng phức tạp.
            -Vì vậy, nhiều tỉnh thành đã quyết định cho trẻ nghỉ học để hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Ba mẹ càng cần phải chú ý nhiều hơn đến việc chăm sóc trẻ em tại nhà, để giúp các bé vượt qua được mùa dịch an toàn.
             -Trong những ngày dịch Corona (COVID-19) mới bùng phát, số ca nhiễm virus Corona ở trẻ em có tỉ lệ thấp. Có nhiều ý kiến cho rằng, trẻ ít bị nhiễm là do hệ miễn dịch có thể chống lại virus. Tuy nhiên, đây là khẳng định không có căn cứ khoa học, khiến nhiều ba mẹ chủ quan trong việc chăm sóc trẻ em, có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm ở trẻ.
             -Do trẻ ít ra ngoài nên được đánh giá sự lây lan không nhiều, chứ không phải là nhờ hệ miễn dịch của trẻ có cơ chế khác biệt. Nguyên nhân chính của sự lây lan là do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người mắc bệnh, nên bất cứ ai, ở độ tuổi nào cũng đều có nguy cơ lây nhiễm. Hơn nữa, trẻ càng nhỏ tuổi, sức đề kháng càng yếu, hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Do đó, sự xâm nhập của virus Corona (COVID-19) chủng mới sẽ càng nguy hiểm hơn đối với cơ thể bé.
             * Virus Corona chủng mới lây truyền từ người sang người thông qua 3 con đường chính:

            -Lây truyền qua việc tiếp xúc với giọt nước bọt từ người ho, hắt hơi, sổ mũi vào đường hô hấp
              -Lây trực tiếp (khi tiếp xúc với người bệnh mà không thực hiện biện pháp phòng bệnh).
              -Lây truyền qua bề mặt trung gian đã nhiễm bẩn.
              II,Cách chăm sóc trẻ em tại nhà:
             Trước tình hình dịch Corona (COVID-19) diễn biến ngày càng phức tạp, trường học các cấp từ mầm non đến THPT đã quyết định cho học sinh nghỉ học để hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Vì vậy, ba mẹ cần lưu ý những biện pháp sau đây để bảo vệ, chăm sóc trẻ em một cách hiệu quả ngay tại nhà.
              1. Hạn chế tiếp xúc:
            Những hành động như ôm ấp, hôn trẻ có thể khiến trẻ dính phải các giọt bắn nước bọt từ người mang mầm bệnh, dù họ chưa có biểu hiện phát bệnh như ho, sốt. Cho nên ba mẹ cần hạn chế cho trẻ tiếp nhận những hành động đó. Ba mẹ nên cho con ở nhà, hạn chế cho bé đến những nơi tập trung đông người, cố gắng sắp xếp thời gian vui chơi và học tập cùng bé tại nhà.
              2. Giữ vệ sinh sạch sẽ:
           Để giảm bớt nguy cơ lây nhiễm Corona (COVID-19), chăm sóc trẻ em tốt hơn, ba mẹ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh. Nơi sinh hoạt của các bé phải được tiệt trùng, lau chùi thường xuyên. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh do tiếp xúc bề mặt bằng cách vệ sinh các vật dụng, đồ chơi của bé, những vị trí nhiều người chạm vào như tay nắm cửa, nên dùng chất cồn hoặc dung dịch kháng khuẩn để loại bỏ tối đa các loại virus, vi khuẩn bám vào.
           Đồng thời, giữ vệ sinh cá nhân cũng là một biện pháp quan trọng để chăm sóc trẻ em hiệu quả. Ba mẹ cần rửa tay cho bé thường xuyên. Đối với những trẻ lớn hơn, ba mẹ cần làm gương và xây dựng cho bé thói quen rửa tay sau khi ra ngoài chơi hoặc đi từ ngoài về, trước và sau khi ăn. Có thể cho bé súc miệng bằng nước muối hoặc các loại nước súc miệng chuyên dùng để làm sạch cổ họng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đặc biệt là đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài.

 
a

Đeo khẩu trang là một cách chăm sóc trẻ em trong mùa dịch
               3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh
              - Để tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh hơn, ba mẹ cần đảm bảo bé có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và lối sống lành mạnh: Cho trẻ uống đủ nước.
              Bổ sung các thực phẩm giàu protein: trứng, thịt, cá,... để tăng sức đề kháng cho trẻ.
             Tăng cường các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, gan động vật, thịt bò, các loại ngũ cốc,... không chỉ cung cấp đầy đủ chất kẽm cho cơ thể mà còn giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ chống lại những vi rút gây bệnh.
            Bổ sung các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp nhuận tràng, tránh táo bón ở trẻ.
              Ba mẹ cũng cần tập cho bé một lối sống lành mạnh: đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc, đúng giờ; rèn luyện cơ thể thường xuyên; tắm nắng để hấp thụ vitamin D,...
 
v

Nguồn sưu tầm: Sách cha mẹ cần biết về dinh dưỡng sức khỏe

Tác giả: Nguyễn Thị Thùy Linh Lớp Lá 4

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn
Bữa sáng:

-Nui sò tôm tươi( Tôm bạc, nui sò, carot, sup lơ xanh, nấm rơm, gia vị) - Sữa Oracare Grow Plus

Bữa trưa:

'- Mặn: Gà chiên sã nghệ(Ức gà phi lê, sả cây , nghệ tươi) - Canh: Cải thảo thịt bằm tôm khô ( Cải thảo, nạc dăm, tôm khô) - Rau: Củ năng- cải bắp luộc

Bữa xế:

Sữa chua sệt

Bữa chiều:

'- Bún gạo thịt xào( Thịt nạc dăm, tôm bạc, đậu hủ chiên, giá, cà rốt, đậu que, cải ngọt, xà lách, hành tây)

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành : 01/03/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành : 01/03/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay60
  • Tháng hiện tại32,841
  • Tổng lượt truy cập2,750,418
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây